Bài thuốc trị chứng hư lao

Đông y điều trị chứng hư lao tùy theo thể bệnh đặc điểm của hư lao là nguyên khí hao tổn, dựa vào vị trí và mức độ nguyên khí bị tổn thương mà người xưa phân ra: ngũ lao, lục cực, thất thương.

Dương hư

Dương hư khí suy: thường do dương khí bất túc, cả dương khí và vệ khí cùng hư, người bị dương khí hư suy dễ bị cảm nhiễm và dễ là tổn thương phế.

Triệu chứng: mệt mỏi lười vận động, vận động thì khó thở, người đau mỏi, ê ẩm, sắc mặt trắng nhợt, môi lưỡi nhợt nhạt, dễ ra mồ hôi (tự hãn), đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, miệng nhạt khô, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mạch hư nhược.

Pháp trị: Phù dương cố biểu.

Phương dược: dùng bài Chấn dương lý lao thang gồm các vị thuốc: nhân sâm 12g, hoàng kỳ 16g, nhục quế 4g, bạch truật 6g, trần bì 4g, mộc hương 6g, đương quy 12g, ngũ vị tử 8g, cam thảo 6g. Sắc 3 chén nước còn hơn nửa chén thuốc uống.

Ý nghĩa: nhân sâm, hoàng kỳ để bổ nguyên khí, cố biểu; nhục quế để ôn dương; bạch truật, cam thảo để kiện tỳ hóa thấp, ích khí hòa trung; trần bì, mộc hương để lý khí; đương quy để dưỡng huyết; ngũ vị tử để liễm khí.

Phương huyệt: cứu bổ các huyệt: Tỳ du, Thận du, Túc tam lý, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải

chứng hư laoNgười mệt mỏi, lười vận động...

Tỳ dương hư: tỳ khí suy dẫn đến tỳ dương hư suy, thường ăn uống thức ăn sống lạnh làm tổn hại đến tỳ dương

Triệu chứng: kém ăn, mệt mỏi, buồn nôn, trời trở lạnh thì đau bụng, chườm nóng thì đỡ đau, bụng trướng, đầy lạnh bụng hoặc sôi bụng, đi cầu lỏng; tay chân lạnh; sắc mặt trắng bệch hoặc vàng sạm; lưỡi nhợt, rêu trắng; mạch trầm tế nhược.

Pháp trị: Ôn trung kiện tỳ.

Phương dược: bài Lý trung thang gồm nhân sâm 16g, can khương 8g, bạch truật 6g, cam thảo 6g.

- Nếu tay chân lạnh, sợ lạnh gia thêm phụ tử để trợ dương gọi là phụ tử lý trung thang.

- Nếu cầu lỏng không cầm được thêm ích tri nhân, thảo quả để ôn thận, chỉ tả.

- Nếu nôn sau khi ăn thì gia trần bì, bán hạ để hòa vị giáng nghịch.

- Ngoài ra có thể dùng bài Chân dương lý lao thang gia giảm bao gồm: nhân sâm, nhục quế, hoàng kỳ, bạch truật, ngũ vị tử, gừng, cam thảo, trần bì, đại táo. Trong đó: nhục quế để ôn dương, nhân sâm - hoàng kỳ để bổ nguyên khí cố biểu, bạch truật - cam thảo để kiện tỳ hóa thấp, ích khí hòa trung; ngũ vị tử để liễm khí, trần bì để lý khí.

Phương huyệt: với các huyệt: Tỳ du, Thận du, Túc tam lý, Công tôn, Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải.

Thận dương hư: do mệnh môn hỏa bất túc, nguyên khí suy, hoặc do người vốn dương suy hoặc bệnh lâu không khỏi lao tổn quá độ, tổn thương dương khí, hoặc người già yếu thận dương không đủ.

Triệu chứng: da tái nhợt, tiếng nói nhỏ, yếu; sợ lạnh tay chân lạnh cột sống lưng; mỏi lưng hoặc đau lưng ê ẩm; tiểu nhiều lần, tiểu không cầm được, hay đi tiểu đêm; hoạt tinh liệt dương; đi cầu phân lỏng, phân sống; lưỡi nhợt bệu, rêu trắng; mạch trầm nhược.

Pháp trị: Ôn bổ thận dương.

Phương dược: Thận khí hoàn với các vị thuốc thục địa12g, sơn dược 12g, sơn thù 8g, đơn bì 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g, quế 6g, phụ tử 4g với các vị thuốc thục địa để bổ thận bổ huyết; quế, phụ tử để ôn bổ thận dương; sơn thù, hoài sơn để tư bổ can tỳ; trạch tả, phục linh để lợi thủy thẩm thấp; đơn bì để tả can hỏa. Nếu có di tinh thêm khiếm thực, liên tu, mẫu lệ.

Phương huyệt: cứu các huyệt: Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn, Thái khê, Túc tam lý.

m hư

Thận âm hư: bệnh có âm hư gây mất tân dịch, hoặc bệnh tích nhiệt, nhiệt bức làm cho mất máu, mất tân dịch, uống nhiều thuốc nhiệt quá mức làm tổn hại chân âm.

Triệu chứng: thắt lưng đau, gối mỏi, yếu, váng đầu, ù tai chống mặt, răng long, họng khô, di tinh mất ngủ do hư hỏa động, ngũ tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, lưỡi gầy đỏ, mạch trầm tế (sác).

Pháp trị: Tư bổ thận âm.

Phương thuốc: Cao bổ âm với các vị thuốc nấu lại thành cao.

Yếm rùa, sơn thù, sơn dược, trạch tả, phục linh, đơn bì.

Ý nghĩa: thục địa để bổ âm thận, sơn thù để tư thận ích can, sơn dược để ích thận bổ tỳ, trạch tả để tư thận, giáng trọc; đơn bì để tả can hỏa; phục linh để thẩm tỳ thấp. Nếu đạo hãn, sốt chiều thì thêm hoàng bá, tri mẫu, nếu cốt chứng thêm địa cốt bì.

Can âm hư: thường do thận âm hư, thận thủy không dưỡng được can mộc, cũng có thể can hỏa làm tổn thương can âm.

Triệu chứng: đầu đau, chống mặt, tai ù, mắt khô, sợ ánh sáng, dễ cáu gắt, hoặc chuột rút, mắt sắc hồng, lưỡi thô đỏ hơi tím, mạch huyền tế(sác).

chứng hư laoCây hoàng kỳ

Pháp trị: Bổ can thang với các vị thuốc đương quy 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g, thục địa 10g, toan táo nhân 6g; mộc qua, cam thảo, mạch môn với liều lượng bằng nhau tùy theo dạng lâm sàng mà gia lượng thích hợp.

Ý nghĩa: đây là phương thuốc tứ vật thang dùng để dưỡng huyết nhu can phối hợp với toan táo nhân, mộc qua, mạch môn, cam thảo để tư dưỡng can âm với cách dùng thuốc cam toan để hoá âm, dưỡng thủy để nuôi dưỡng mạch.

- Nếu đau đầu chóng mặt, ù tai nhiều hoặc hay chuột rút, máy cơ thì thêm cúc hoa, quyết minh, câu đằng để bình can tiềm dương.

- Nếu mắt khô sợ ánh sáng, nhìn không rõ thì thêm kỷ tử, thảo quyết minh để dưỡng can minh mục làm sáng mắt.

- Nếu dễ xúc động, cáu gắt, nước tiểu đỏ, cầu khó thì thêm hoàng cầm, chi tử, long đởm thảo để thanh can tả hỏa.

Vị âm hư: thường là giai đoạn sau của bệnh nhiệt: do nhiệt làm tổn thương tân dịch.

Triệu chứng: ăn kém, không muốn ăn hoặc biết đói song không ăn; tâm phiền, sốt nhẹ; cầu táo, khó đi, phân khô vón; nôn khan, nấc; lưỡi đỏ, có thể loét miệng, lưỡi; mạch tế sác.

Pháp trị: Ích âm dưỡng vị.

Phương thuốc:Ích vị thang.

Sa sâm 12g, mạch môn 20g, đường phèn 4g, sinh địa 20g, ngọc trúc 6g.

Có thể thêm thạch hộc, ô mai, nếu cần thêm nước mía.

Ý nghĩa: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, sinh địa để tư dưỡng âm dịch. đường phèn để dưỡng vị hòa trung. Nếu miệng loét thêm nhân sâm, thạch hộc, tang diệp, ô mai, biển đậu sống. Thiên hoa phấn để dưỡng vị khí sinh tân, thanh nhiệt. Nếu khí nghịch thì thêm bán hạ, cam thảo, đại táo, ngạnh mễ để hòa vị giáng nghịch, và uống lúc thuốc còn nóng.

Tâm âm hư: thường do nguồn sinh hoả của huyết thiếu, hoặc mất máu, hoặc tâm hoả can thịnh hoặc thần bị tiêu hao quá độ làm dinh huyết hư, âm tính suy gây nên.

Triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, hay giật mình; hay quên, tâm phiền; ra mồ hôi trộm; lưỡi loét, miệng loét; sắc mặt hồng, lưỡi đỏ sẫm; mạch tế sác.

Pháp trị: Tư dưỡng tâm âm, an thần.

Phương thuốc: Bá tử dưỡng tâm hoàn.

Bá tử nhân160g, kỷ tử 120g, mạch môn 40g, đương quy 40g, xương bồ 40g, phục thần 40g, huyền sâm; thục địa 80g, cam thảo 15g, hoàn mật.

Ý nghĩa: bá tử nhân, phục thần để an thần dưỡng tâm, thục địa huyền sâm mạch môn để tư âm thanh nhiệt; đương quy, kỷ tử để dưỡng huyết; xương bồ khai khiếu.

chứng hư laoNhục quế

Phế âm hư: thường do bệnh lâu ngày làm phế âm suy âm hư mất nhiều mồ hôi, tân dịch yếu không dưỡng được phế. Hoặc nhiệt làm tổn thương phế.

Triệu chứng: ho khan, nặng tiếng, không có đờm hoặc có đờm dính, hoặc ho ra máu; họng khô ngứa, tiếng khan; triều nhiệt, đạo hãn; người gầy lưỡi đỏ ít tân dịch; mạch tế sác, vô lực.

Pháp trị: Dưỡng phế âm thanh nhiệt.

Phương thuốc: Sa sâm mạch đông thang.

Sa sâm, mạch đông 12 - 16g, ngọc trúc 8 - 12g, sinh cam thảo 3 - 4g, tang diệp 8 - 12g, sinh biển đậu 8 - 12g, thiên hoa phấn 8 - 12g.

Ý nghĩa bài thuốc: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc để tư âm nhuận phế; tang diệp, thiên hoa phấn, cam thảo để thanh phế sinh tân.

Nếu triều nhiệt thêm địa cốt bì, miết giáp.

Nếu đạo hãn thêm mẫu lệ, gốc cây lúa.

Nếu ho ra máu thêm a giao, bối mẫu, bách hợp.

Hoặc phương thuốc: Bách hợp cố kim thang:

Sinh địa 8 - 12g, thục địa 12 - 16g, mạch môn 8 - 12g, bạch thược 8 - 12g, đương quy 8 - 12g, bối mẫu 8 - 12g, sinh cam thảo 4 - 8g, huyền sâm 8 - 12g, cát cánh 8 - 10g.

Ý nghĩa bài thuốc: sinh địa, thục địa để tư âm bổ thận lương huyết; mạch môn, bách hợp, bối mẫu để hóa đờm chỉ ho; huyền sâm để tư âm thanh hư hỏa; đương quy để dưỡng huyết nhuận táo; bạch thược để dưỡng huyết ích tâm; bối mẫu cát cánh để tuyên phế chỉ ho hóa đờm; cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

BS.CKII. HUỲNH TẤN VŨ

(Đơn vị điều trị ban ngày - Cơ sở 3 BV. Đại học Y Dược TP.HCM)